Với sự tham dự của hơn 150 đại biểu đến từ Hàn Quốc và Việt Nam, hội thảo "Sản xuất tốt hơn với sự trợ giúp kỹ thuật số trong ngành dệt may" 2019 tại Hà Nội đã diễn ra thành công và được đánh giá cao về nội dung cũng như những chia sẻ của các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may.

Trong 100 tấn sợi, doanh nghiệp dệt may có quyền "linh hoạt" 10 tấn liên quan đến xuất xứ, mà vẫn được hưởng ưu đãi. Quy tắc này chỉ áp dụng duy nhất trong ngành dệt may về trọng lượng.

Từ năm 2019, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu (XK) dệt may đã đạt trên 23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, XK cả năm 2018 có thể đạt 35 tỷ USD.

Ngày 1/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với Liên đoàn Dệt may Hàn Quốc tổ chức buổi “Kết nối giao thương dệt may Việt Nam – Hàn Quốc 2018” tại Hà Nội. Sự kiện thu hút sự tham gia của khoảng 30 doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp cung cấp vải của Hàn Quốc.  

Trong ngày Chủ nhật (30/09), Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm may mặc từ 11.5% xuống 8.4% và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.